What I read - Zen Mind, Beginner's Mind Informal Talks on Zen Meditation and Practice
Khanh Nguyen • May 9, 2019
booksĐây là quyển mình đã dành khoảng cuối tháng 4 để đọc. Tất nhiên chủ đề của quyển sách này như tựa của nó, không hướng về lịch sử mà lần này là thiên về
thiền
của thiền sư Shunryu Suzuki
Ông chính là người đã đưa thiền thuật đến với thế giới phương Tây và phát triển nó ( thầy Thích Nhất Hạnh, hay các Rinpoche của phật giáo Tây Tạng cũng là những người đầu tiên đưa phật giáo thực hành phương Đông đến với phương Tây).
Quyển sách có 3 phần chính như bên dưới
- Luyện tập đúng
- Thái độ đúng
- Hiểu đúng
Thật ra thì Shunryu Suzuki không phải là người viết nên quyển sách này, nhưng đây là quyển sách được ghi lại bởi Richard Baker, người mà sau này trở thành truyền nhân chính thức của Suzuki trong Soto Zen, một tổ chức truyền bá thực hành Thiền Soto ở phương Tây
Mình có vài điều đọng lại rất lâu sau khi đọc quyển sách này.
1. Đi về phương đông một dặm , cũng là đi về phương Tây một dặm.
Câu này nghe thì hơi vô lý. Vì Đông - Tây là hai khái niệm ngược nhau hoàn toàn. Nhưng, sẽ như thế nào nếu chúng ta biết trái đất là hình cầu? Đi về phương Đông cũng chính là đi về phương Tây, vì thật ra trái Đất hình cầu, chúng ta nếu cứ đi mãi về phía Đông, chẳng phải sẽ đến phía Tây sao?
2. Chỉ cần thực hiện nó - Quên đi con người lý tính cũng như trạng tính, quên đi cả bản thân chúng ta khi đang luyện tập.
Chúng ta thường hay luyện tập một thứ gì đó, và nghĩ ra thêm hàng tá lí do để thực hiện nó. Ví dụ, tôi chạy bộ vì : chạy bộ tốt cho tim mạch này, chạy bộ giúp tôi giảm stress này, chạy bộ giúp tôi cân đối tiêu mỡ, ... Vậy thì khi chạy bộ, trong đầu chúng ta sẽ có hàng tỉ tưởng tượng diễn ra trong đầu... và nếu thế thì việc chạy bộ sẽ không còn ở mức cao nhất của nó. Điều này làm mình nhớ tới quyển: Running Meditation
mà mình có review ở đây Link . Tất nhiên chúng ta có nhiều level, nhưng cao nhất là khi chúng ta là một với điều chúng ta đang luyện tập.
3. Và để giải quyết vấn đề, hãy là một phần của vấn đề
Chúng ta khi vừa ra đời đã khóc. Cuộc đời của chúng ta sẽ có rất nhiều vấn đề
phía trước. Vậy thì Vấn đề chính là một phần của chúng ta. Chúng ta sẽ không hiện hữu nếu không có vấn đề. Khi và chỉ khi chúng ta trở thành một với vấn đề thì vấn đề mới được giải quyết. Tất nhiên, sẽ không bao giờ hết vấn đề cả. Và ngay cả sau khi chết, vẫn còn có vấn đề.
4. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng đừng có phễu lọc khi tiếp nhận chúng.
Thời đại internet phát triển, chúng ta hay có khẩu hiệu Hãy nuôi dưỡng tâm hồn , và để nuôi dưỡng tâm hồn, chúng ta làm gì nào:
- Chúng ta đi đi đi và đi tìm nó ở tít các Vương Quốc Hạnh Phúc, Xứ sở cờ hoa ...
- Chúng ta đọc sách một cách công nghiệp, đọc một cách không phân biệt hay dở mà chỉ đọc số lượng.
- Chúng ta ngồi thiền và mơ mộng một ngày nào đó chúng ta sẽ thành công. Chúng ta khinh bỉ những đứa không thiền, cho rằng nó là một tâm hồn thui chột, chúng ta là thanh cao.
Khi tiếp nhận thông tin, chúng ta thường mang ý muốn sở hữu chúng, thông tin đều phải đi qua bộ lọc của chúng ta, chúng ta thường hay chỉ thích nghe những thông tin phù hợp với suy nghĩ của mình từ trước. Giả sử bạn nhìn thấy một ngọn núi cao và đẹp khi đi du lịch, nhưng nó không đẹp như trong cái Wallpaper của bạn đang lưu trong máy tính. Bạn phụng phịu bảo 'Trong máy tính của mình còn đẹp hơn'. Không, hãy cảm nhận cảnh ở đó, không so sanh gì với bất kì những thứ có trước đó, đừng cố gắng co ép mọi thứ theo ý mình. Đó mới là điều quan trọng.
5. Và để đón nhận được sự thật - Là phải sống lúc này, ở đây
Đây cũng là một câu nói quen thuộc của thiền sư Thích Nhật Hạnh, khi ông nói về hạnh phúc. Đơn giản là Lúc này, Ở đây hay Đã về, Đã tới . Đây cũng chính là sự thật duy nhất trong vũ trụ, khi Đức Phật nhắc đến trong kinh kệ của ngài, Hạnh phúc - Trí Tuệ - Vũ Trụ nằm trong mỗi sát-na. Chúng ta không cần tìm kiếm ở tương lai, không cần nuối tiếc quá khứ, khoảng cách địa lý là vô nghĩa, nếu có thể sống Lúc này, Ở đây.
What's Next
Mình đang đọc quyển Enlightment Now và sẽ lại review sau khi hoàn tất